1. Scandinavian (Bắc Âu)
KHÁI NIỆM: Scandinavian (còn có tên gọi khác là Bắc Âu) là phong cách có sự kết hợp cân bằng giữa 3 yếu tố: vẻ đẹp – tối giản – chức năng tiện dụng. Hiện nay, phong cách này rất được ưa chuộng bởi sự giản dị, ấm áp, thông thoáng tạo cho không gian sống đầy sự thoải mái.
ĐẶC TRƯNG: Những thành phần chính giúp bạn có thể tạo được phong cách thiết kế Scandinavian hoàn hảo đó chính là:
- Màu sắc: điểm sáng trong Scandinavian design đó là tông màu trắng làm chủ đạo. Gam màu trắng hiện lên như màu của tuyết, cho người ta cảm giác về sự cơi nới chiều cao. Từ đó, nó có khả năng tương phản ánh sáng, rất thích hợp cho mùa đông bởi mùa này thường sẽ bị thiếu sáng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp màu trắng với các hệ màu: kem, đen, xám nhẹ, xanh ngọc,… để giúp phần đơn điệu của không gian được giảm bớt và tăng thêm phần trẻ trung.
- Gỗ: Là vật liệu luôn luôn xuất hiện trong phong cách nội thất Bắc Âu. Loại gỗ được sử dụng phổ biến nhiều nhất là gỗ tếch. Dùng gỗ để trang trí cho căn nhà bạn thêm sức sống, ấm cúng hơn, tạo vẻ gần gũi với thiên nhiên.
- Ánh sáng: Ánh sáng tự nhiên và nhân tạo là 2 yếu tố quan trọng trong các thiết kế nội thất Bắc Âu. Để lấy các nguồn sáng tự nhiên, hầu hết các thiết kế phong cách Bắc Âu đều kết hợp giữa hệ thống khung cửa sổ rộng với mảng rèm mỏng có màu trắng. Đồng thời, bạn hãy tận dụng tối đa nguồn ánh sáng nhân tạo để đảm bảo được sự nhẹ nhàng, thoải mái bằng cách dùng các loại đèn trang trí như: đèn mây, đèn chao đồng hay đèn lồng.
- Đá: sử dụng cho nội thất Scandinavian thường sẽ là loại đá trắng tinh khiết nhằm trang trí ở các vị trí quan trọng như vách ốp tường, bề mặt bếp. Một điểm cần lưu ý là trong thiết kế phong cách Scandinavian sẽ không bao giờ chọn đá marble để sử dụng.
- Lông thú: Đề cao sự đơn giản, sử dụng đa phần là da lông thú khi trang trí từng không gian của căn hộ. Lông thú làm cho các không gian nội thất trở nên sang trọng, được sử dụng làm thảm hoặc decor trên tường.
YẾU TỐ TRANG TRÍ:
- Cây xanh: Các loại vật dụng từ thiên nhiên ngày càng được ưa chuộng trong các thiết kế nội thất phong cách Bắc Âu, tiêu biểu là các loại tre đan, mây. Bên cạnh đó, cây xanh giúp căn phòng bớt cảm giác choáng ngợp. Ngoài ra, một bức tranh tái hiện thiên nhiên vùng Bắc u cũng làm nên giá trị thẩm mỹ cao cho căn hộ của bạn.
- Lò sưởi: mang lại sự ấm áp và còn liên kết chặt chẽ với sàn, trần, giúp không gian sống của bạn trở nên trọn vẹn, hoàn hảo.
- Họa tiết: Với tiêu chí đơn giản nên các họa tiết dùng để trang trí cho phong cách thiết kế Scandinavia cũng trở nên giản đơn, thường sẽ là các họa tiết kẻ sọc, caro. Tuy nhiên, để tạo được chiều sâu cho các không gian nội thất thì thời điểm hiện nay đã bắt đầu dùng các tone màu cơ bản trắng – đen hoặc các họa tiết hình học được lấy cảm hứng từ những dân tộc trên thế giới.
2. Block color (Khối màu)
KHÁI NIỆM: là một xu hướng thiết kế sử dụng quy tắc kết hợp từ hai đến nhiều khối màu trong cùng một không gian nội thất hoặc trên cùng một thiết bị nội thất. Những khối màu này thường được sắp xếp có quy tắc riêng nhất định đồng màu mang tính chất hỗ trợ và làm nổi bật vẻ đẹp của không gian.
ĐẶC TRƯNG:
- Các khối hình họa với nhiều màu sắc khác nhau, thường được sử dụng thành những mảng lớn tạo ra những nhóm màu sặc sỡ tương phản. Nó thường gây thu hút và chú ý ngay lập tức tạo không khi mới mẻ và lạ trong ngôi nhà.
- Màu sắc: Theo phong cách này không gian phòng khách nên chọn tone màu sáng, thanh lịch, có sự tương phản mạnh để làm nổi bật nét hiện đại như trắng - đỏ, da cam - xám, trắng - vàng tươi...Hay trong phòng ngủ nên chọn những gam màu ấm áp, ngọt ngào không quá chói... Đối với phòng trẻ em thì những gam màu đối lập lại mang sự kích thích thị giác , sự hiếu động, … như màu vàng hồng, xanh, đỏ.
YẾU TỐ TRANG TRÍ: đồ vật trang trí nội thất cũng làm nên sự quyến rũ của những khối màu, bằng sự kết hợp thông minh của các phụ kiện như chăn, ga, rèm cửa… Nét tinh tế của các khối màu không chỉ là việc sơn tường mà còn ở cách phối đồ thông minh và các phụ kiện đi kèm như gối, các đồ trang trí trên tường,... bạn hoàn toàn sẽ có được một tác phẩm nghệ thuật theo phong cách Color block.
3. Minimalism (Tối giản)
KHÁI NIỆM: Minimalism (hay còn được gọi là phong cách tối giản, tối thiểu) là một phong cách thể hiện được khuynh hướng đa dạng của nghệ thuật đặc biệt là về thị giác và âm nhạc mà các tác giả được tối giản về những yêu cầu cần thiết yếu thiết nhất của nó.
ĐẶC TRƯNG:
- Phong cách minimalism trong nội thất được ưa chuộng bởi sự giản dị, tinh tế, sử dụng những đường nét đơn giản, ít chi tiết, giảm thiểu đồ nội thất để tạo ra không gian thông thoáng, hài hòa.
- Nguyên tắc thiết kế Ít là nhiều (Less is more): phong cách tối giản chú trọng việc giảm thiểu tối đa việc trang trí không gian nội thất. Phong cách này đi ngược lại với các tiêu chuẩn trang trí nội thất truyền thống là tạo ra sự phong phú về nội thất. Trong khi đó phong cách này tập trung tối giản đến mức có thể đồ nội thất và giữ lại không gian trống hoàn hảo.
- Hạn chế màu sắc: Một không gian nội thất theo phong cách này sẽ có không quá 3 màu: một màu chủ đạo, một màu nền và một màu nhấn. Gam màu trung tính thường được sử dụng trên các mảng tường tạo ra một bức đệm cho các đồ nội thất bên trong.
- Ánh sáng: được coi là một thành phần trang trí quan trọng. Điều này một phần là do sự hạn chế trong việc sử dụng màu sắc nhằm mang đến không gian với hiệu ứng thị giác và thẩm mỹ tốt nhất. Việc chú trọng sử dụng ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng tự nhiên nhằm tạo ra điểm nhấn mạnh mẽ lên các khu vực với những bóng đổ của đồ vật.
YẾU TỐ TRANG TRÍ: Các đồ dùng nội thất như bàn ghế, vật dụng trang trí được hạn chế đến mức tối đa nhưng vẫn đòi hỏi về sự tiện nghi. Hầu hết bàn ghế trong phong cách minimalist đều có hình dạng đơn giản, hài hòa và vô cùng hiện đại. Những đường nét nội thất được đơn giản hóa nhưng vẫn đầy tinh tế.
4. Indochine (Đông Dương)
KHÁI NIỆM: là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây, cụ thể là hai nền văn hóa lớn của nhân loại: Trung Quốc và Ấn Độ. Với phong cách kết hợp đầy sáng tạo đã tạo nên một phong cách Indochine mang tính thẩm mỹ cao, thể hiện được tinh hoa văn hóa 2 khu vực thế giới cùng với bản sắc và bề dày lịch sử.
ĐẶC TRƯNG:
- Màu sắc: Sắc màu trung tính được sử dụng cho toàn bộ nội thất của phong cách thiết kế Indochine, bao gồm các màu: vàng nhạt, vàng kem, trắng đã tạo nên cảm giác thoải mái phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng có một số không gian sử dụng màu sắc ấm nóng, nhiệt đới ẩm tạo nên ấn tượng mạnh mẽ như màu vàng cam, màu tím, màu đỏ,…
- Gỗ: Chất liệu gỗ đem lại sự sang trọng, đẳng cấp nên rất được ưa chuộng và sử dụng trong nhiều phong cách khác nhau, được sử dụng làm vật dụng ở nhiều công trình như hệ thống cửa, lát sàn, trần nhà, hệ khung kết cấu và console của mái, các chi tiết trang trí như phù điêu, tượng tròn,…
- Tre: Do có khả năng chống mọt, chống mối tốt, hợp với khí hậu cùng với độ bền chắc cao nên tre được sử dụng nhiều trong phong cách thiết kế Đông Dương để làm đồ trang trí, trang thiết bị, những tấm vách ngăn,…nhằm tạo nên những hình ảnh đẹp mắt, mềm mại.
- Gạch: Trong phong cách nội thất Đông Dương, gạch bông, gạch nung thường được sử dụng để lát sàn đã tạo nên vẻ đẹp sang trọng nhưng không kém phần tinh tế cho không gian.
- Phù điêu, tượng:
* Tượng phật: biểu tượng tôn giáo, biểu tượng cho sự thanh cao, bình yên.
* Con giống, con rối: đây là những biểu tượng dân gian.
* Tứ linh: mô phỏng Long, Lân, Quy, Phụng những con vật mang lại nhiều may mắn.
* Hoa sen: có từ thời lý, biểu tượng của sự trong sạch, thanh tịnh của Phật giáo.
* Hoa cúc: bình dị, thanh cao, kín đáo và lâu bền.
* Bồ đề: cây bồ đề biểu trưng cho sự đại giác của đức phật.
YẾU TỐ TRANG TRÍ:
- Họa tiết Kỷ Hà: là họa tiết mắc lưới lục giác giống vảy trên mai rùa, họa tiết mắc lưới hình thoi, có độ dài ngắn khác nhau, cạnh thẳng hơi cong nhẹ và các họa tiết không đều nhau. Họa tiết mắc lưới tam giác, có hình chữ nhân… được sử dụng trong các đồ vật trang trí tạo nên một vẻ đẹp hài hòa nhưng vô cùng thu hút.
- Họa tiết hình chữ nhật: dễ dàng nhìn thấy sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc trong phong cách Indochine với họa tiết hình chữ nhật được trang trí các Hán tự: Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ. Các đường nét liền hà, đơn giản, đan xen chồng lớp và nằm gọn trong một ô hoặc cũng có thể nằm tự do tùy theo thiết kế.
- Họa tiết tĩnh vật: Bao gồm trái châu và bát bửu. Trong đó, trái châu gồm họa tiết trái châu và hai con rồng cách điệu ở hai đầu góc mái, bạn có thể thấy họa tiết này trên nóc chùa. Còn bộ bát bửu thường thấy gồm có quả bầu, quạt, gươm, quyển sách, đàn, bút, phất trần, cây sao,…
- Họa tiết hoa lá, dây lá, quả: hoạ tiết này bao gồm: Tùng, Cúc, Trúc, Mai, Sen, đây cũng là biểu tượng Tứ Qúy của 4 mùa.
- Họa tiết hình thú: dùng những con vật mang lại sự may mắn theo quan niệm của người Việt, thông thường những họa tiết này không đứng một mình mà kết hợp với các họa tiết kỷ hà, hình chữ, hồi văn. Trong đó, họa tiết Tứ linh: Long-Lân-Quy-Phụng được sử dụng nhiều nhất, ngoài ra còn có cọp, sư tử, dơi, cá,…
5. Tropical (Nhiệt đới)
KHÁI NIỆM: là một phong cách thiết kế nội thất lấy cảm hứng từ những vùng đất miền nhiệt đới, với màu xanh bất tận của biển, trời, rừng cây nhiệt đới,... Một không gian được thiết kế theo phong cách nhiệt đới sẽ mang bầu không khí yên tĩnh, thanh bình của một hòn đảo thiên đường. Phong cách này thường sử dụng những họa tiết của lá cọ, lá dừa và có sự ưu ái đặc biệt cho màu xanh, xanh nước biển. Cảm giác mà phong cách nhiệt đới đem đến là sự thư giãn, thoải mái, gần gũi với thiên nhiên. Được lấy cảm hứng từ những danh thắng nổi tiếng như Hawaii, Bali, Fiji hay vùng biển Caribbean - bạn sẽ có thể đắm mình trong những hương hoa cỏ lạ và tiếng sóng biển du dương.
ĐẶC TRƯNG:
- màu sắc: màu truyền thống hay được sử dụng trong các thiết kế mang phong cách nhiệt đới là màu xanh của biển, trời, cây, lá… Màu sắc có thể là những màu đậm, sắc nét nhưng đôi khi lại là những màu sắc dịu nhẹ và tươi sáng. Tường và đồ nội thất có tác động lớn đến tổng thể căn phòng. Nhìn chung bảng màu của phong cách này sẽ bao gồm: màu xanh da trời, màu vàng, màu trắng, xanh lá cây, màu đỏ và màu da cam…Việc lựa chọn và kết hợp những màu sắc đó còn phụ thuộc rất nhiều vào cảm nhận cũng như óc sáng tạo của người thiết kế
- Tơ lụa: là chất liệu được ưa thích trong phong cách này bởi nó mang đến vẻ đẹp trang nhã, dịu nhẹ.
- Gỗ: Nội thất phong cách nhiệt đới thường được làm từ gỗ tếch, liễu gai, mây, hoặc cỏ biển. Các chất liệu này có thể bổ sung rất nhiều tính thẩm mỹ và lợi ích khi được sử dụng trong thiết kế bàn, ghế và các đồ phụ kiện.
- Mây: được sử dụng tương đối nhiều không chỉ do giá trị thẩm mĩ của nó đem lại, mà nó còn là vật liệu thiên nhiên có rất nhiều ở những vùng nhiệt đới.
YẾU TỐ TRANG TRÍ:
- cây xanh: cho dù là cây cảnh hay là hình cây cối in trên vải thì việc sử dụng hình ảnh của cây cối trong thiết kế nội thất nhiệt đới là một biện pháp an toàn. Hình ảnh của cây kích thước lớn (cây chuối, lá cọ, … ) hay được sử dụng trong phong cách này. Có thể áp dụng vào bất cứ không gian nào: tiền sảnh, phòng khách, khu vực ngoài nhà… Nếu việc trồng những cây nhiệt đới này nằm ngoài khả năng thì bạn có thể sử dụng cây giả hay các hoạ tiết trên vải, giấy dán tường hay các phụ kiện khác
037 225 8207